Cuộc sống lưu vong (1793-1815) Louis-Philippe I của Pháp

Phản ứng ở Paris trước việc Louis Philippe tham gia vào kế hoạch phản bội của Dumouriez chắc chắn dẫn đến bất hạnh cho người nhà Orléans. Philippe Égalité đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia, lên án hành động của con trai mình, khẳng định rằng ông sẽ không tha thứ cho con trai mình, giống như Tổng tài La Mã Lucius Junius Brutus đối với các con trai của ông ta. Tuy nhiên, những bức thư của Louis Philippe gửi cho cha mình đã được phát hiện trong quá trình vận chuyển và đã được đọc tại Đại hội Quốc gia. Philippe Égalité sau đó bị giám sát liên tục. Ngay sau đó, quân Girondists đến bắt ông và hai em trai của Louis Philippe, Louis-CharlesAntoine Philippe; người sau đã phục vụ trong Quân đội Ý. Cả ba bị giam giữ tại Pháo đài Saint-JeanMarseille.

Trong khi đó, Louis Philippe buộc phải sống trong bóng tối, tránh cả những nhà cách mạng ủng hộ Cộng hòa và các phe bảo hoàng ở nhiều vùng khác nhau của châu Âu và cả trong quân đội Áo. Lúc đầu ông ấy chuyển đến Thụy Sĩ dưới một cái tên giả, và gặp Nữ bá tước Genlis và em gái Adélaïde tại Schaffhausen. Từ đó, họ đến Zürich, nơi chính quyền Thụy Sĩ ra lệnh rằng để bảo vệ nền trung lập của Thụy Sĩ, Louis Philippe sẽ phải rời thành phố. Họ đến Zug, nơi Louis Philippe bị phát hiện bởi một nhóm émigrés.

Rõ ràng là để những người phụ nữ định cư yên bình ở bất cứ đâu, họ sẽ phải tách khỏi Louis Philippe. Sau đó, ông ấy đã quyết định rời đi cùng với người hầu trung thành Baudouin của mình để đến những vùng cao của dãy Alps, rồi đến Basel, nơi ông bán tất cả tài sản mang theo trừ con ngựa của mình. Ông di chuyển từ thị trấn này sang thị trấn khác trên khắp Thụy Sĩ, ông và Baudouin thấy mình phải đối mặt rất nhiều với tất cả những khó khăn của chuyến hành trình kéo dài. Họ bị từ chối ở các tu viện, những người tin rằng họ là những kẻ lang thang. Một lần khác, Philippe tỉnh dậy sau một đêm trong nhà kho và thấy mình đang bị một người chỉa súng hỏa mai vào người, đó là một người ông đang cố gắng xua đuổi những tên trộm.

Trong suốt thời gian này, Philippe không bao giờ ở một nơi quá 48 giờ. Cuối cùng, vào tháng 10 năm 1793, ông ấy được bổ nhiệm làm giáo viên địa lý, lịch sử, toán học và ngôn ngữ hiện đại tại một trường nội trú dành cho nam sinh. Ngôi trường, thuộc sở hữu của Monsieur Jost, nằm ở Reichenau, một ngôi làng ở thượng nguồn sông Rhine thuộc bang liên minh Grisons độc lập lúc bấy giờ, nay là một phần của Thụy Sĩ. Mức lương của ông là 1.400 franc và dạy học dưới cái tên Monsieur Chabos. Philippe ở trường được một tháng thì nghe tin từ Paris: cha của mình bị chém vào ngày 6 tháng 11 năm 1793, sau một phiên xử trước Tòa án Cách mạng.

Những cuộc hành trình

Hôn nhân

Maria Amalia, Nữ công tước xứ Orléans, cùng con trai Ferdinand Philippe

Năm 1808, Louis Philippe cầu hôn Công chúa Elizabeth, con gái Vua George III của Vương quốc Anh. Chính tín ngưỡng Công giáo của ông và sự phản đối của mẹ công chúa, Vương hậu Charlotte, khiến Công chúa miễn cưỡng từ chối lời đề nghị.[2]

Năm 1809, Louis Philippe kết hôn với Công chúa Maria Amalia của Naples và Sicily, con gái của Vua Ferdinand IV của Naples và Maria Carolina của Áo. Buổi lễ được cử hành tại Palermo vào ngày 25 tháng 11 năm 1809. Cuộc hôn nhân gây tranh cãi vì em gái của mẹ cô là Hoàng hậu Marie Antoinette, mà cha của Louis Philippe bị xem là có vai trò trong vụ hành quyết Marie Antoinette. Vương hậu của Napoli đã phản đối cuộc hôn nhân vì lý do này. Bà rất thân với em gái mình và tinh thần của bà đã bị tàn phá bởi cái chết của cô ấy, nhưng vương hậu đã đồng ý cuộc hôn nhân sau khi Louis Philippe thuyết phục rằng ông sẽ quyết tâm đền bù cho những sai lầm của cha mình, và sau đó là đồng ý trả lời tất cả các câu hỏi của vương hậu về cha của mình.[3]